“Các dịch truyền chứa dextran 40 hoặc dextran 70 hiện không có sản phẩm nào có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam”, ông Lê Việt Dũng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý dược, cho biết ngày 9/9. Việc cung ứng thuốc phải thông qua hình thức cấp phép nhập khẩu chưa có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam.
Tuy nhiên, việc nhập khẩu thuốc gặp nhiều khó khăn do hạn chế về cơ sở nước ngoài cung ứng thuốc vào Việt Nam. Ông Dũng cho hay hiện chỉ có một cơ sở sản xuất ở Thái Lan cung ứng dịch truyền này cho nước ta.
Trước tình hình dịch bệnh phức tạp, số bệnh nhân sốt xuất huyết phải nhập viện điều trị, số ca nặng tăng nhanh, cuối tháng 8, Cục Quản lý Khám chữa bệnh gửi công văn sang Cục Quản lý Dược để cung cấp thông tin tổng hợp về nhu cầu sử dụng dịch truyền dextran từ các cơ sở khám chữa bệnh tính đến ngày 31/8.
Theo đó, tổng cộng nhu cầu dịch truyền của 48 địa phương, 9 bệnh viện trực thuộc Bộ là hơn 31.200 túi. Trong đó, 32 đơn vị có công văn đề xuất nhu cầu là 13.708 túi dextran 40 và cam kết nhận hàng. Ngoài ra, 25 đơn vị khác đề xuất với 17.537 túi dextran.
Tuy nhiên, thông tin đề xuất của 25 đơn vị này mới chỉ được ghi nhận trên hệ thống dự trù trực tuyến của Cục Quản lý Khám chữa bệnh mà chưa có công văn dự trù. Các bệnh viện được nêu tên như: Bệnh nhiệt đới Trung ương (đề xuất 100 túi); Bạch Mai, Hữu Nghị, Nhi Trung ương… (50-60 túi).
Về các sở y tế, TP.HCM là địa phương dự trù cao nhất với 7.330 túi; An Giang (4.260 túi); Cần Thơ (1.040 túi); Long An (785 túi)...
Việc thiếu thuốc Dextran 40 được phản ánh, ghi nhận ở nhiều tỉnh/thành từ hồi tháng 6. Cuối tháng 7, Bộ Y tế đã yêu cầu các địa phương khẩn trương mua sắm để kịp thời cung ứng dịch truyền điều trị cho bệnh nhân sốc sốt xuất huyết. Tuy nhiên, thực tế, tại một số bệnh viện, tình hình thiếu dịch truyền chứa dextran 40 vẫn tiếp tục diễn ra.
Tại Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM, giữa tháng 8, thuốc cao phân tử chứa dextran 40 vẫn thiếu, bệnh viện phải thay thế các dung dịch cao phân tử khác như Hes 130.000.
BSCKI Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện, cho biết dung dịch này theo nghiên cứu chỉ điều trị cho những trường hợp sốc nhẹ. Những trường hợp tái sốc, nhập viện trong tình trạng trễ, sốc nặng, mạch không bắt được, huyết áp khó đo thì việc điều trị bằng dung dịch Hes 130.000 kém hiệu quả.
Theo bác sĩ Tiến, nếu có đủ dung dịch dextran 40, các bác sĩ sẽ đỡ vất vả, bởi đây là thuốc cơ bản mang lại hiệu quả tối ưu trong điều trị bệnh nhân sốc sốt xuất huyết.
Để cung cấp thuốc chống sốc trên bệnh nhân sốt xuất huyết nặng, ngày 9/9, Cục Quản lý dược đề nghị các cơ sở nhập khẩu thuốc khẩn trương liên hệ, tìm các nguồn cung ứng đối với các thuốc chứa dextran 40 hoặc dextran 70.
Sau khi tìm được nguồn cung ứng, các cơ sở nhập khẩu này cũng phải liên hệ với các cơ sở khám chữa bệnh để xác định nhu cầu, ký hợp đồng và nộp hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu về Cục.
Cục Quản lý dược yêu cầu các đơn vị cung ứng đầy đủ thuốc theo dự trù của các Sở Y tế, các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ khi nhập khẩu được thuốc và báo cáo về Cục Quản lý Dược về tình hình nhập khẩu.
Bệnh nhân sốt xuất huyết nặng ở miền Bắc xuất hiện sớm, tăng nhanh, tỷ lệ tử vong bất thường
Trả lời VietNamNet, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cho biết, năm nay, bệnh nhân sốt xuất huyết nặng xuất hiện sớm hơn, tăng nhanh hơn, tỷ lệ tử vong cũng được coi là bất thường khi cao hơn hẳn so với các năm trước đó. Đơn cử, chỉ trong 1 tuần, có tới 4 ca sốt xuất huyết tử vong ở viện này.
Bác sĩ Cấp đưa ra nhiều yếu tố lý giải cho sự bất thường đó.
Thứ nhất, có thể do đặc tính của chủng virus Dengue gây bệnh năm nay, cũng có thể vì quần thể bệnh nhân mắc sốt xuất huyết mắc bệnh này sau nhiễm Covid-19, có các thay đổi về miễn dịch góp phần ảnh hưởng diễn biến trên bệnh nhân.
Thứ 2là ngành y tế đang gặp khó khăn, nhiều nơi thiếu thuốc hoặc nhân lực, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng điều trị.
Thứ 3là đáp ứng điều trị, suốt 2 năm qua, cả hệ thống y tế tập trung vào phòng và điều trị Covid-19, đã xuất hiện tình trạng có nơi, có lúc, một số bác sĩ "quên" kiến thức về sốt xuất huyết.
Sáng Thứ Sáu 22/3, hơn 1.000 học sinh cùng gia đình đã có buổi diễu hành tại khu vui chơi thể thao ngoài trường.
Trong ánh nắng rực rỡ và nền nhạc tưng bừng, 54 đoàn học sinh với sắc phục truyền thống đã tạo thành bức tranh đa sắc.
Sau phần chào mừng ngắn gọn, học sinh tản ra các lớp học đã được chuẩn bị theo từng chủ đề từ trước đó cả tuần. Các phụ huynh và khách mời thì rộn rã với những gian hàng ẩm thực, sản vật văn hoá được trưng bày ở khu ăn trưa.
Chị Trang, phụ huynh người Việt duy nhất ở ngôi trường từ sáng sớm đã diện áo dài cho cả 2 mẹ con và mang cậu con trai 5 tuổi tới trường. Dù con trai mang quốc tịch Anh, chị vẫn để con mặc áo dài và cầm lá cờ Việt Nam tới lễ diễu hành. Con trai của chị học tại khu mẫu giáo nằm trong lòng khu đô thị Desa Parkcity, cách biệt với ngôi trường quốc tế khoảng hơn 1 km.
Được xây dựng trong khu đô thị, Trường ISP được bao quanh bởi không gian xanh khoáng đạt. Con chị Trang cũng như khoảng 60% học sinh của trường, là cư dân ở Desa Parkcity.
Ông Jonathan Turner, hiệu trưởng nhà trường cho biết: Ngày hội quốc tế được tổ chức để tôn vinh các quốc tịch trong trường, là cơ hội để nhận diện những nét đặc trưng của từng nền văn hoá.
Buổi trình diễn các tiết mục văn nghệ diễn ra từ 11h30 đến 12h30 là cơ hội để học sinh thể hiện những nét đặc sắc của nước mình. Mỗi năm, các đội biểu diễn đều chuẩn bị những tiết mục mới. Năm nay, ngoài phần biểu diễn của đội Nhật Bản tương tự năm ngoái, các đội còn lại đều “trình làng” những màn biểu diễn đặc sắc, mới mẻ.
![]() |
Với việc áp dụng chương trình giáo dục hiện đại giúp học sinh phát triển tư duy, sự sáng tạo, thể thao và nghệ thuật theo chuẩn Cambridge, Trường quốc tế ParkCity đã nhanh chóng phát triển tại Malaysia. Từ hơn 100 học sinh vào năm 2011, đến nay số lượng theo học đã hơn 1.000. Tại Hà Nội, Trường Quốc tế ParkCity Hanoi (ISPH) được xây dựng trên diện tích hơn 24.000 m2 trong nội khu Dự án ParkCity Hanoi đang được hoàn tất để đón lứa học sinh đầu tiên trong tháng 9 tới đây.
Dưới đây là những hình ảnh trong ngày quốc tế tại trường ISP:
![]() |
![]() |
Song Nguyên
" alt=""/>Rực rỡ sắc màu hơn 50 quốc gia tại trường quốc tế International School ParkCityChính vì tìm thấy sự an lành khi nghe/xem/hát những bài Phật ca khiến Hoàng Yến tha thiết được một lần xuống tóc đắp y thực hành đời sống của người xuất gia. Nữ diễn viên tin rằng, sau này khi hát những bài về Phật pháp sẽ có sự thẩm thấu sâu sắc hơn đến người nghe khi đã từng có trải nghiệm làm người tu hành.
"Đạo Phật giúp cho tôi nhìn nhận lại chính thân tâm của mình. Giúp tôi tìm ra được mục đích sống đích thực của cuộc đời và tìm ra được sứ mệnh thiêng liêng mà vũ trụ gửi đến mình thông qua những nhân duyên đến và đi trong cuộc đời. Tôi tin rằng bất cứ ai đến với đạo Phật chân chính đều thấy như vậy. Và khi đã có được tình thương vô điều kiện ấy họ có thể tự chuyển hoá được nỗi khổ niềm đau của mình", Hoàng Yến bày tỏ.
Hoàng Yến cho biết: "Tình yêu lớn nhất cuộc đời của tôi chính là người mẹ. Tôi luôn cảm ơn mẹ vì mẹ là nơi bình yên nhất để tôi có thể ngã vào mỗi khi giông bão cuộc đời ập tới. Các con cũng vậy, là liều thuốc kháng sinh chữa lành mọi vết thương của tôi", Hoàng Yến chia sẻ.
Hoàng Yến trưởng thành từ lớp đào tạo diễn viên khóa 2 của Nhà hát Tuổi trẻ. Cô được coi là một diễn viên truyền hình thành công với những vai diễn đanh đá, lẳng lơ… qua loạt dự án. Hoàng Yến từng được yêu mến đặc biệt với vai cô Xuyến trong phim Về nhà đi con.
'Bé thơ đi lễ chùa' - Hoàng Yến, Cao Yến Linh: